Bạn đang xem: 4 trái cây có thể giúp giảm ho được biên tập nội dung bởi Giá thuốc, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi thamkhaogiathuoc.vn. Thường xuyên cập nhập thamkhaogiathuoc.vn để nhận những thông tin mới nhất.
Dứa, trái cây họ cam quýt, lê, lựu chứa nhiều nước, vitamin C và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm ho, chống viêm.
Ho giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp, là cách để cơ thể tự bảo vệ và chữa lành. Tuy nhiên, ho nhiều do kích ứng họng có thể gây đau rát họng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thương, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết người bị ho cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể mau khỏi. Trong đó, trái cây chứa nhiều khoáng chất và vitamin, có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện ho, đau rát họng.
Dứa
Ngoài hương vị thơm ngon, giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, quả dứa còn chứa enzyme bromelain. Enzyme này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hòa tan chất nhầy, giảm tắc nghẽn đường thở, hiệu quả trong điều trị ho. Uống một ly nước ép dứa mỗi ngày cải thiện triệu chứng ho rõ rệt. Để tăng hiệu quả và hương vị, có thể kết hợp nửa thìa mật ong trong một ly nước ép dứa ấm.

Dứa có dưỡng chất giúp giảm ho, kháng khuẩn. Ảnh: Freepik
Lê
Lê giàu hợp chất chống oxy hóa, flavonoid góp phần chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý mạn tính. Theo đông y, lê có tính hàn, giúp bổ phế, tiêu đờm, giảm ho, được sử dụng phổ biến trong bài thuốc trị ho đờm, viêm họng. Người bệnh có thể ăn trực tiếp, uống nước ép lê hoặc hấp cách thủy lê với đường phèn đều mang lại hiệu quả giảm viêm và đau rát họng, bớt ho.
Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam, quýt giàu vitamin A, C và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Vitamin A bảo vệ các mô lót mũi, họng, phục hồi, duy trì chức năng của tế bào màng nhầy bảo vệ phổi. Các hợp chất thực vật carotenoid có đặc tính chống oxy hóa, giảm viêm. Dân gian có nhiều bài thuốc trị ho từ vỏ quýt, tắc chưng đường phèn nhờ lợi ích từ tinh dầu trong vỏ của loại trái cây này.
Tuy nhiên, axit ascorbic (vitamin C) không tốt cho người bệnh dạ dày, nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Nếu uống trước khi đi ngủ tăng nồng độ axit trong dạ dày, kích thích trào ngược, khiến ho kéo dài hoặc tiến triển nặng.
Theo chuyên viên dinh dưỡng Thương, mọi người nên uống nước ép cam, bưởi, quýt vào buổi sáng, 30 phút trước khi ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn. Tránh sử dụng khi ho có đờm do chất cellulite trong cam, quýt có thể làm tăng tiết nhiều đờm.
Lựu
Hợp chất polyphenol trong lựu có đặc tính chống viêm mạnh, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, bột vỏ quả lựu góp phần cải thiện loét họng và ho khan. Súc miệng bằng nước ấm hòa tan một ít bột vỏ quả lựu cải thiện đau họng, hôi miệng.
Trường hợp ho phải sử dụng thuốc, người bệnh cẩn trọng khi dùng chung với nước ép trái cây vì có thể gây hại. Chẳng hạn, nước ép bưởi chứa hợp chất furanocoumarin ức chế hoạt động của enzyme trong thành ruột non, ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc, có thể khiến nồng độ thuốc tăng lên, có khả năng gây độc. Nước cam có thể khiến chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động. Để đảm bảo an toàn, người bệnh không nên uống thuốc cùng với nước trái cây.
Ho cấp tính do bị kích thích hoặc nhiễm trùng thường bớt trong vòng ba tuần. Ho mạn tính kéo dài khoảng 8 tuần đối với người lớn và 4 tuần ở trẻ em. Ho lâu ngày là dấu hiệu cảnh báo vấn đề hô hấp, tiêu hóa, tâm lý. Người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân, điều trị triệt để.
Xem thêm: Cách giảm tái phát viêm đại tràng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về 4 trái cây có thể giúp giảm ho. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: Thamkhaogiathuoc.vn