8 lý do trẻ chậm phát triển chiều cao

Bạn đang xem: 8 lý do trẻ chậm phát triển chiều cao được biên tập nội dung bởi Giá thuốc, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi thamkhaogiathuoc.vn. Thường xuyên cập nhập thamkhaogiathuoc.vn để nhận những thông tin mới nhất.

Nhiều phụ huynh muốn con cao lớn nhưng không biết bé thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến giáp, bất thường nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến phát triển.

Tiêu chuẩn chiều cao ở trẻ được xác định tùy độ tuổi. Trẻ sơ sinh cao 48-52 cm. Trẻ 0-11 tháng tuổi cần tăng khoảng 20-25 cm mỗi năm, con số này ở bé 1-4 tuổi là 10 cm, 4-11 tuổi là 5-7 cm. Trẻ trong độ tuổi dậy thì tăng trung bình 8-15 cm một năm.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết một số biểu hiện chậm phát triển chiều cao dễ nhận thấy gồm trẻ bé hoặc lùn hơn bạn cùng tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều cao ít hơn 5 cm một năm. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp.

Thiếu hormone tăng trưởng

Tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng không đủ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. Tình trạng này xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, do bẩm sinh hoặc tổn thương tại vùng tuyến yên, chấn thương đầu, u não, viêm màng não.

Suy tuyến giáp

Tuyến giáp tiết không đủ hormone làm cho chiều cao tăng trưởng chậm, bé kén ăn, thấp còi, dậy thì muộn. Suy tuyến giáp ở trẻ thường do chứng loạn sinh tuyến giáp, di truyền, mẹ thiếu iốt trong thai kỳ.

Dinh dưỡng kém, mắc bệnh lý mạn tính khiến trẻ khó đạt chiều cao tối ưu. Ảnh: Freepik

Dinh dưỡng kém, mắc bệnh lý mạn tính khiến trẻ khó đạt chiều cao tối ưu. Ảnh: Freepik

Di truyền

Có khoảng 10.000 biến thể gene phổ biến ảnh hưởng đến chiều cao. Yếu tố di truyền quyết định lớn đến vấn đề trẻ chậm phát triển chiều cao.

Chậm phát triển từ trong bụng mẹ

Nếu thai phụ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học thì thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh ra có cân nặng nhỏ hơn 2,5 kg).

Chiều cao ở bé hai tuổi thường dao động từ 85 cm đến 87 cm (khoảng 50% chiều cao của một người trưởng thành). Theo bác sĩ Duy Tùng, có khoảng 10% trẻ nhẹ cân sau sinh, không thể tăng trưởng chiều cao kịp trẻ cùng tuổi trong hai năm đầu đời.

Dinh dưỡng kém

Dinh dưỡng quyết định phần lớn chiều cao, nhất là trong ba giai đoạn vàng (bào thai, 0-3 tuổi và dậy thì). Để phát triển chiều cao, trẻ cần đáp ứng nhu cầu về canxi, phốt pho, magie, vitamin D3. Cơ thể thiếu hụt canxi sẽ tự “rút ngược” canxi từ xương để hấp thụ. Lâu dần khiến bé mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng thể thấp còi, chậm lớn.

Bệnh do bất thường nhiễm sắc thể

Một số hội chứng dị tật bẩm sinh (Down, Noonan, Turner, Klinefelter) làm biến đổi nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến phát triển.

Cụ thể, hội chứng Down, thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gene, khiến bé mắc chứng não nhỏ, tầm vóc thấp, khả năng học tập sa sút. Hội chứng Turner là rối loạn nhiễm sắc thể giới tính X ở nữ giới dẫn đến cổ ngắn, vẹo cột sống, cằm nhọn, dáng người thấp hơn người trưởng thành cùng tuổi, cùng giới tính.

Nhiều bé sinh ra mắc chứng Noonan vẫn có chiều cao bình thường, nhưng phát triển chậm khi lớn. Bác sĩ Duy Tùng dẫn nghiên cứu cho thấy khoảng 50-70% trẻ mắc chứng này có vóc dáng thấp bé.

Thiếu máu

Một số bệnh như thiếu máu huyết tán, hồng cầu hình liềm, thiếu máu do thiếu sắt có thể làm chậm tăng chiều cao. Khi thiếu máu kéo dài, cơ thể bé chậm tiết hormone tăng trưởng IGF-I (Insulin-like Growth Factor -1), hormone kích thích quá trình phân bào (mitosis) và biệt hóa tế bào (differentiation).

Các bệnh lý mạn tính

Một số bệnh lý mạn tính như bệnh tim, hen suyễn, viêm ruột, tiểu đường, viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) tác động đến quá trình phát triển.

Theo bác sĩ Duy Tùng, mỗi nguyên nhân trẻ chậm phát triển có phác đồ điều trị khác nhau. Tầm soát sớm dấu hiệu chậm tăng trưởng chiều cao giúp bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ được điều trị theo chuyên khoa liên quan kết hợp dinh dưỡng khoa học. Bé cần xét nghiệm vi chất để định lượng nồng độ vi chất trong cơ thể, từ đó bác sĩ xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Xem thêm: Phòng ngừa vi khuẩn HP qua các con đường lây truyền.

Trên đây là những thông tin cơ bản về 8 lý do trẻ chậm phát triển chiều cao. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Thamkhaogiathuoc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *