Dấu hiệu trượt đốt sống

Bạn đang xem: Dấu hiệu trượt đốt sống được biên tập nội dung bởi Giá thuốc, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi thamkhaogiathuoc.vn. Thường xuyên cập nhập thamkhaogiathuoc.vn để nhận những thông tin mới nhất.

Đốt sống trên trượt lên phía trước hoặc ra phía sau so với đốt sống dưới gây đau thắt lưng, khó đi đứng, cơn đau thường lan xuống một hay hai chân.

ThS.BS Vũ Đức Thắng, khoa Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, dù trượt đốt sống không nguy hiểm đến tính mạng nhưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng chùm đuôi ngựa. Đây là tình trạng rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng vận động, cảm giác tới hai chân, bàng quang và trực tràng.

Khi biến chứng này tiến triển nặng, người bệnh tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, tê liệt hai chân vĩnh viễn. Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh đóng vai trò quan trọng trong điều trị và ngăn ngừa biến chứng.

Tùy giai đoạn, trượt đốt sống có dấu hiệu cảnh báo khác nhau.

Giai đoạn đầu: Người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt hoặc chỉ cảm thấy các cơn đau lưng thoáng qua.

Khi bệnh tiến triển: Đau lưng nhiều hơn, đau khi đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống. Sau đó, cơn đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân, đôi khi kèm tê, đau tăng lên khi ho và hắt hơi. Người bệnh khó chuyển đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên, đau giảm khi nằm nghỉ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm nhận đốt sống trượt khi cúi hoặc ngửa.

Đau lưng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của trượt đốt sống. Ảnh: Freepik

Đau lưng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của trượt đốt sống. Ảnh: Freepik

Giai đoạn nặng: Xuất hiện triệu chứng co cứng cơ ở thắt lưng và căng cơ tại mặt trong đùi, đi hơi khom lưng về trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang một bên, làm thay đổi tư thế và dáng đi.

Lâu dần, người bệnh đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt với tần suất dày đặc hơn. Ngoài ra còn xuất hiện dấu hiệu đau cách hồi hay khi di chuyển, phải ngừng lại, hết đau mới đi tiếp; triệu chứng tê bì, căng đau ở cả hai chân khi đi lại.

Bác sĩ Thắng cho biết đa số trường hợp trượt đốt sống giảm đau rõ rệt khi điều trị nội khoa đúng cách như dùng thuốc giảm đau, chống viêm, nghỉ ngơi hợp lý… Trong đó, thường xuyên vận động không chỉ giúp giảm đau mà còn tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh của hệ thống gân cơ.

Một số bài tập thích hợp cho người bệnh như sau:

Kéo gối sát ngực: Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, co gối sao cho lòng bàn chân đặt trên sàn. Dùng cơ bụng kéo rốn về phía cột sống và ấn lưng xuống sàn. Hai tay ôm và kéo hai đầu gối vào sát ngực. Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây, sau đó trở lại tư thế bắt đầu. Lặp lại 10 lần.

Căng gân kheo: Ngồi trên sàn nhà, duỗi thẳng hai chân về phía trước, giữ cho các ngón chân hướng lên trần nhà. Sau đó nghiêng người về phía trước và cố gắng chạm tay vào các ngón chân. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi ngồi thẳng dậy. Lặp lại động tác kéo căng ba lần, mỗi lần cố gắng vươn tay xa hơn một chút.

Bác sĩ Thắng (thứ hai từ phải sang) trong một ca phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Thắng (thứ hai từ phải sang) trong một ca phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Trường hợp nặng hơn điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động, đau nhiều, biến chứng suy giảm khả năng vận động ở một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu)…, người bệnh được phẫu thuật để giải phóng chèn ép thần kinh và làm vững cột sống.

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng bao gồm nắn chỉnh trượt đốt sống, cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt và ghép xương liên thân đốt lối sau.

Xem thêm: 5 yếu tố quyết định chiều cao của trẻ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Dấu hiệu trượt đốt sống. được biên tập nội dung bởi Giá thuốc, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi thamkhaogiathuoc.vn. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Thamkhaogiathuoc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *